Menu

Những cách kiểm tra cấu hình laptop, PC đơn giản – xem phần cứng laptop, PC win 7, 8, 10, XP

Kiểm tra cấu hình laptop, PC là việc rất cần thiết – đồng thời cũng là vấn đề mà bất cứ ai khi mua laptop đều quan tâm đến

Có thể nói cấu hình laptop quyết định đến khả năng hoạt động cũng như hiệu suất làm việc của máy tính. Vậy bạn đã biết những cách kiểm tra cấu hình laptop đơn giản – xem phần cứng laptop win 7, 8, 10, win XP dưới đây chưa? Nếu chưa thì đừng vội lướt qua, chỉ mất vài phút để có được những thông tin hữu ích này thì rất đáng đấy! Có cả những cách xem cấu hình laptop trực tiếp trên máy tính và xem bằng ứng dụng. => THAM KHẢO NGAY!

>> Tham khảo : Dịch vụ cho thuê Laptop

Có 5 cách kiểm tra cấu hình laptop đơn giản nhất

  • Đó là 3 cách nào thì mời bạn tiếp tục theo dõi trong phần nội dung dưới đây nhé!

#1. Kiểm tra cấu hình laptop đơn giản, trực tiếp trên máy tính (Update) – không cần ứng dụng

Đây là cách kiểm tra cấu hình laptop đơn giản nhất mà bạn có thể sử dụng mà không cần tải, cài đặt bất kỳ ứng dụng nào. Tính năng này có sẵn trong Windows, cho phép người dùng kiểm tra cấu hình với các thông số cơ bản và chi tiết trong máy.

Với cách này, bạn chỉ cần thực hiện đơn giản với 2 bước:

  • Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows Key + R ->> gõ vào từ khóa msinfo32 rồi nhấn Enter để tìm kiếm.
Cách kiểm tra cấu hình laptop bằng msinfo32
Cách kiểm tra cấu hình laptop bằng msinfo32
  • Bước 2: Ngay sau đó, công cụ System Information sẽ hiện ra ->> tại đây, bạn chỉ cần nhấp chuột vào mục System Sumary là xem được cấu hình máy tính ngay (bao gồm cả các thông số cơ bản như OS, CPU, RAM,… và tất nhiên là nhiều hơn thế nữa).

#2. Cách kiểm tra cấu hình Laptop, bằng Properties – không cần ứng dụng

*** NOTE***: Đối với việc kiểm tra cấu hình laptop bằng Properties, bạn sẽ dùng Properties của My Computer với Win 7 hoặc This PC với Win 8/10

Lại là một cách kiểm tra cấu hình máy tính đơn giản không cần ứng dụng mà bạn có thể tham khảo. Với cách này, bạn chỉ cần:

→ Nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer/This PC (1) ->> Sau đó chọn mục Properties (2)

Cách kiểm tra cấu hình laptop
Cách kiểm tra cấu hình laptop

→ Tại mục System, bạn có thể xem được cấu hình laptop, PC với 5 thông tin chính, đó là:

  • ProcessorMã chip và xung nhịp của vi xử lý được gắn trong laptop của bạn
  • Installer Memory (RAM): Dung lượng RAM của laptop
  • System Type: Hệ điều hành của laptop sử dụng kiến trúc nào: 64bit hay 32bit
  • Pen And Touch: Laptop có hỗ trợ sử dụng bút, cảm ứng hay không
  • Windows speccifications : Phiên bản hệ điều hành

Vậy là xong cách thứ 2 – Quá đơn giản phải không nào? Điểm hạn chế duy nhất ở cách kiểm tra cấu hình laptop này là nó KHÔNG ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ VÀ CHI TIẾT như những cách khác.

#3: Cách kiểm tra cấu hình laptop, PC bằng DirectX Diagnostic Tool

So với Properties thì DirectX Diagnostic Tool cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn. Nó cho phép bạn kiểm tra xem thiết bị của mình có đủ đáp ứng được yêu cầu hay không. Để thực hiện bằng cách này, bạn chỉ cần:

→ Bấm tổ hợp phím Windows + R (bấm 2 phím cùng lúc) ->> Tại đây, bạn gõ vào từ khóa dxdiag như hình dưới ->> Click vào OK [ Bấm như bước 1 ]

Kiểm tra cấu hình laptop băng DirectX Diagnostic Tool
Kiểm tra cấu hình laptop băng DirectX Diagnostic Tool

→ Lúc này, cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện lên. Tại đây bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin laptop, PC cơ bản như bo mạch chủ, vi xử lý, RAM,… Nếu muốn xem chi tiết hơn, bạn xem ở tab Display, Sound, Input.

**Giải mã cấu hình laptop**

  1. Thẻ System: Nơi tổng hợp thông tin hệ thống, cấu hình của CPU đang sử dụng bao gồm: Xung nhịp, dung lượng bộ nhớ RAM, hệ điều hành đang cài đặt, tên và hãng laptop mà bạn đang sử dụng…
  2. Current Date/Time: Thời gian mà bạn mở dxdiag
  3. Computer Name: Tên thiết bị
  4. Operating System: Hệ điều hành đang sử dụng
  5. Language: Ngôn ngữ được sử dụng trong hệ điều hành
  6. System Manufacturer: Hãng sản xuất Mainboard
  7. System Model: Dòng mainboard
  8. BIOS: phiên bản update của Bios
  9. Processor: Vi xử lý laptop
  10. Memory: Dung lượng RAM của máy
  11. Page file: Dung lượng file bộ nhớ ảo, lưu trữ các dữ liệu không thể chứa bởi bộ nhớ RAM khi nó đã đầy
  12. DirectX Version: phiên bản DirectX đang dùng
  13. Thẻ Display: Tại đây, bạn có thể kiểm tra được thông tin Card màn hình đang sử dụng – một thông số cực kỳ quan trọng, quyết định đến khả năng chơi game nặng hoặc sử dụng các phần mềm đồ họa, video,…
  14. Name: Tên dòng của bộ vi xử lý
  15. Manufacturer: Tên nhà sản xuất
  16. Chip Type: Loại chip được sử dụng
  17. DAC Type: Những đặc điểm của card đồ họa đang sử dụng
  18. Approx. Total Memory: Tổng số bộ nhớ đồ họa
  19. Current Dislay Mode: Độ phân giải màn hình
  20. Monitor: Tên màn hình – nơi mà bạn sẽ kiểm tra được loại Card màn hình đang lắp là Card liền hay Card rời. Nếu là Card rời, nó sẽ hiển thị các tên như: ATI, AMD, NVDIA
  21. Thẻ Sound: Cho biết thông tin về Card âm thanh đang lắp trên thiết bị. Note: nhiều máy có thêm cả phần Sound 1, Sound 2
  22. Thẻ Input: Cho biết thông tin về các phụ kiện như chuột, bàn phím đang kết nối với máy tính.

#4. Cách kiểm tra cấu hình laptop bằng phần mềm CPU-Z

CPU-Z là một phần mềm gọn nhẹ – chuyên dụng để kiểm tra cấu hình laptop, PC đầy đủ và hiệu quả nhất,

Sau khi tải và cài đặt phần mềm CPU-Z, bạn chỉ cần mở ứng dụng lên là sẽ thấy được cấu hình laptop ngay. Mỗi thẻ trên ứng dụng này đều là những thông tin chi tiết nhất về phần cứng laptop, PC. Trong đó:

Kiểm tra cấu hình laptop bằng CPU-Z
Kiểm tra cấu hình laptop bằng CPU-Z
  1. CPU, CachesCho biết thông tin về xung nhịp, bộ nhớ đệm của vi xử lý trên thiết bị
  2. Mainboard: Cung cấp thông tin về bo mạch chủ
  3. Memory, SPD: Cho biết dung lượng bộ nhớ trên máy tính & tốc độ xử lý
  4. Graphics: Những thông tin về card màn hình máy tính
  5. Bench: Dùng để đo & kiểm tra cấu hình máy tính của bạn xem đạt được ngưỡng sức mạnh đến đâu. Lưu ý: Nếu bạn chỉ cần xem cấu hình máy tính thì KHÔNG NÊN DÙNG ĐỀN TÍNH NĂNG NÀY vì nó có thể GÂY HẠI đến thiết bị.

#5. Cách kiểm tra cấu hình laptop bằng tiếng Việt với phần mềm Speccy

Thông thường, việc kiểm tra cấu hình laptop, PC đều là bằng tiếng Anh. Tin chắc rằng nó khiến cho không ít người gặp phải trở ngại do – có đọc cũng không hiểu. Do đó, Skylap.net sẽ giới thiệu đến bạn cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng tiếng Việt đơn giản với phần mềm Speccy. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tải Speccy về máy. Sau đó chọn ngôn ngữ Tiếng Việt và click vào Tiếp. Bạn có thể lựa chọn thêm việc hiển thị Speccy trên StartMenu hay desktop tùy ý. Sau đó, Click vào biểu tượng Speccy hoàn thành để kết thúc quá trình cài đặt.
Cài đặt phần mềm Speccy
Cài đặt phần mềm Speccy
  • Bước 2: Lúc này, bạn chỉ cần mở phần mềm lên sẽ thấy hầu hết các thông số được hiển thị sẵn bằng tiếng Việt rất dễ xem. Tuy nhiên, vẫn sẽ có 1 số thuật ngữ không được dịch nhé.
Kiểm tra cấu hình laptop bằng Speccy
Kiểm tra cấu hình laptop bằng Speccy

Vậy là xong, bạn có thể biết được tên thông số của máy CPU, RAM hay VGA cực kỳ chi tiết, bồm số nhân, số luồng cũng như tất cả các thành phần thông số cần thiết của CPU. – Không khó đúng không nào? Nếu bạn không muốn xem bằng tiếng Việt nữa thì chỉ cần click vào phần hiển thị ->> Tùy chọn ->> Interface là có thể đổi sang tiếng Anh lại ngay.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cửa sổ thông tin System Information để xem đầy đủ hơn so với những công cụ có sẵn trên Windows. Nhưng cách xem này đòi hỏi bạn phải có trình độ hiểu biết nhất định đối với laptop thì mới sử dụng được.  Nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể thực hiện theo cách sau:

  • Bấm tổ hợp phím Windows + R ->> Msinfo32 và nhấn OK. Lúc này cửa số System Information sẽ hiện lên. Tại đây bạn vào mục System Summary để kiểm tra cấu hình laptop, pc.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về các cách kiểm tra cấu hình laptop, PC đơn giản nhất. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan
zalo zalo zalo